- Du lịch Nhật Bản
- 21/07/2014
- 2293 lượt xem
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.
Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.Trà Đạo là niềm tự hào của cư dân xứ Hoa Anh Đào.
Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch.
Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.
Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.
Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.
Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt.
Lịch sử Trà đạo
Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc, lúc đó cũng có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Thế kỷ 16, Senno Rikyu là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai).
Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.
Khi nói tới Trà Đạo Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến cách thức pha trà và uống trà.Tuy nhiên một trong những yếu tố để có thể thưởng thức trà hoàn hảo và không thể thiếu đó là dụng cụ pha trà.
Các dụng cụ pha trò gồm có
1.Kama (nồi đun nước) : quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.
2.Tetsubin (ấm đun nước): thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.
3.Chawan (bát trà): Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng nhất của Trà đạo. Có rất nhiều loại bát khác nhau, nhưng với những trà nhân Nhật Bản xưa kia cũng như ngày nay, bát trà gắn liền với tên tuổi của họ, bên cạnh sự yêu thích về nghệ thuật còn là sự ngưỡng mộ về lịch sử và văn hoá. Bát trà được các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bát trà được làm bằng gốm, Chiếc bát trà không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”. Ở Nhật bản có rất nhiều dòng gốm nổi tiếng theo từng vùng, nhưng với các trà nhân Nhật Bản thì : “nhất Raku, nhì Hazi, ba là Karatsu”.
Ngoài ra có rất nhiều loại bát khác nhau, mang những đặc trưng riêng đã được đặt tên như: Mishima, Kohiki, Hakeme,Tenmokuyu… Gốm sứ Việt nam cũng rất được các trà nhân ưa chuộng ngay từ thế kỉ 15, là thế kỷ phát triển rực rỡ của Trà đạo. Khi đưa một bát trà cho khách, nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách. Đây cũng là một trong những nét lễ nghi đặc trưng của Trà đạo: “Hoà-kính- thanh- tịch”.
4.Natsume (hộp đựng trà): Làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy. . Natsume có thể được trang trí hoa văn bên ngoài và trong buổi trà đạo hoa văn này được quay về phía những nơi trang trọng nhất. Trà trước khi cho vào Natsume phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong Natsume được trình bày theo hình núi Phú Sỹ.
5.Chasaku (thìa xúc trà):Làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán Chasaku là khấc tre, và người cầm Chasaku không được cầm quá khấc này.
6. Shaku (gáo múc nước): Dùng để múc nước nóng từ kama(nồi đun nước) vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi.
Ngoài ra còn có Futaoki là dụng cụ kê nắp (kama) khi mở và Kensui Là dụng cụ để nước bẩn,và khăn lau bát trà (ChaKin).
Xem thêm
- Ghé thăm nóc nhà của Nhật Bản – Nagano - 12/4/2017 7:05:02 AM
- 5 thiên đường mùa thu đẹp nhất xứ sở phù tang - 10/11/2017 3:11:35 AM
- Ueno- công viên ấn tượng nhất xứ Phù tang - 2/10/2017 7:49:20 AM
- Ghé thăm Hida- ngôi làng văn hóa giá trị nhất Nhật bản - 1/24/2017 2:01:28 AM
- Thả trôi tâm hồn ở đảo nghệ thuật Naoshima - 1/23/2017 2:11:32 AM
Khuyến mãi
Quy định Vietnam Airlines
Tin tức Vietnam Airlines
Cập nhật tin tức Vietnam Airlines mới nhất
- Vietnam Airlines đổi lịch bay cho học sinh sinh viên bị ảnh hưởng Virus nCoV miễn phí
- Ứng phó với virus Corona Vietnam Airlines điều chỉnh đường bay đến Trung Quốc
- Thông tin dịch vụ tự làm thủ tục hành lý tại kiosk của Vietnam Airlines
- Dịp Tết Canh Tý 2020 Vietnam Airlines tăng 11.000 chỗ
- Vietnam Airlines bố trí quầy làm thủ tục riêng cho chuyến bay Hà Nội – Hồ Chí Minh